Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Phân tích bài tập Nu na nu nống

Như hôm qua đã giới thiệu, hôm nay trang CLB DSNL xin giới thiệu bài viết của anh Nguyễn Văn Chuyền phân tích bài tập "Nu na nu nống" trên quan điểm Đông Y.

CÁI HAY CỦA "NU NA NU NỐNG"

 Tập "Nu na nu nống" ở Côn Sơn
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đang nói nhiều về thiểu năng tuần hoàn não, thiếu khí cơ tim, là nguyên nhân chính của chứng đột quỵ. Bằng sự hiểu biết ít ỏi của mình, tôi xin nêu mấy điều hay của bài tập dưỡng sinh "Nu na nu nống".

1. Nu na nu nống làm tăng quá trình tuần hoàn não. 
 Động tác vỗ bàn tay vào đầu gối
Theo phép "Đồng ứng" của Diện chẩn, người ta coi các đầu ngón tay, đầu ngón chân, đầu gối, đầu khủy tay đều liên quan đến đầu người. Khi tác động vào các "đầu" đó đều dẫn đến hiệu ứng ảnh hưởng đến đầu người. Khi vỗ vào đầu gối và bóp vào ngón chân, ta đã làm cái việc xoa bóp đầu rồi đấy. Nó làm tăng khả năng tuần hoàn não, giúp giảm thiểu các khối nghẽn trong não. Động thái này rất tốt cho những người mắc chứng huyết áp cao và cả huyết áp thấp nữa.

2. Nu na nu nống làm tăng khả năng hợp nhất giữa tim và thận.
 Động tác vê các đầu ngón chân
Tâm (tim) và thận là hai cực âm - dương quan trọng nhất của con người. Theo y học phương Đông, đến tuổi ngoài 50 thường thận bắt đầu yếu dần, trong khi đó tim vẫn phải làm việc nhiều. Nói một cách nôm na là nước từ thủy thận không đủ làm mát cho tâm hỏa. Hai thái cực âm (thận) - dương (tâm) thiếu sự tương hỗ hài hòa cho nhau. Khi vỗ Lao Cung (chỗ lõm giữa lòng bàn tay) vào Dũng Tuyền (chỗ lõm giữa gan bàn chân), để 2 huyệt này trùng khít lên nhau, ta phải để viền (mép) ngoài ngón cái khớp vào với viền ngoài hõm gan bàn chân. Tay khum lại. Các vị sẽ thấy hai viền tay và chân rất khớp nhau. Tiếng vỗ nghe âm sâu - bồm bộp, vỗ sai nghe thành tiếng bèn bẹt.
Với những người trên 50 tuổi, khi nắn (vê) các đầu ngón chân, cũng như khi vỗ 2 huyệt, nên lấy ngón tay cái của bàn tay kia day vào huyệt Thái Khê (chỗ hõm sau mắt cá trong cổ chân) nhằm hỗ trợ cho thận tăng khả năng thu hồi nước, tránh tiểu đêm.
Trên đây là vài ý kiến để quý vị xem xét và tham khảo. Có gì chưa đúng xin lượng thứ.
Ngày 7/9/2011
Nguyễn Văn Chuyền

3 nhận xét:

  1. Anh Chuyền ơi, thêm một cái hay của Nu na nu nống nữa là luyện giọng anh à, phải đọc to rõ ràng. Khi tập bài này, HgVan để ý thấy nhiều người không đọc, chỉ vỗ vỗ thôi. Như vậy là thiếu đấy.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng thế. Đọc to giúp đẩy khí độc ra khỏi phổi, vừa là cách luyện thở nữa. Bà Ngọc Hoa chẳng bảo thế là gì.

    Trả lờiXóa
  3. Riêng về tiếng động phát ra cũng có tác dụng của nó. Tiếng vỗ tay đều, vang to, tiếng người hô vang to sẽ làm cho không gian lay động, làm cho ai đó sợ tiếng động sẽ phải trốn chạy, làm cho ai đó tìm đến được với đám đông..., vì thế mẹ NGỌC HOA mới yêu cầu mọi người vỗ tay to và hát vang là gì.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.